UBND Tỉnh Đồng Nai Khuyến khích người dân lắp điện mặt trời
UBND Tỉnh Đồng Nai Khuyến khích người dân lắp điện mặt trời
UBND Tỉnh Đồng Nai Khuyến khích người dân lắp điện mặt trời
UBND Tỉnh Đồng Nai Khuyến khích người dân lắp điện mặt trời
UBND Tỉnh Đồng Nai Khuyến khích người dân lắp điện mặt trời
UBND Tỉnh Đồng Nai Khuyến khích người dân lắp điện mặt trời
Tin tức
UBND Tỉnh Đồng Nai Khuyến khích người dân lắp điện mặt trời
Không chỉ là nguồn năng lượng sạch thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, điện mặt trời còn giúp người dân có thể kiếm được tiền từ… mái nhà của mình.
Bài cuối: Điện mặt trời: tiềm năng lớn, lợi ích cao
Ðồng Nai là khu vực có tiềm năng để phát triển và sử dụng năng lượng mặt trời để phát điện. Ðây là đánh giá của ông Trương Ðình Quốc, Phó giám đốc kinh doanh Công ty TNHH MTV Ðiện lực Ðồng Nai (Ðiện lực Ðồng Nai) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Lao động Ðồng Nai.
Ông Trương Đình Quốc, Phó giám đốc kinh doanh Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai
* P.V: Thưa ông, tính đến nay, trên địa bàn Ðồng Nai đã có bao nhiêu khách hàng đăng ký lắp đặt điện mặt trời?
- Ông Trương Ðình Quốc: Ðến ngày 30-9-2018, trên địa bàn Ðồng Nai đã có 30 dự án điện mặt trời áp mái đã hòa lưới với tổng công suất 281.7 kWp (kWp là đơn vị đo lượng năng lượng sinh ra thường sử dụng cho các thiết bị năng lượng mặt trời).
* P.V: Thưa ông, việc khai thác năng lượng điện mặt trời sẽ có những ưu, nhược điểm gì và chi phí đầu tư có quá cao?
- Ông Trương Ðình Quốc: Ưu điểm của điện mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, vĩnh cửu, không bị cạn kiệt. Nó giúp tiết kiệm chi phí tiền điện do không hoặc giảm sử dụng nguồn điện lưới, ngoài ra còn có thể bán phần điện dư không sử dụng hết cho ngành Ðiện. Ðiện mặt trời không tốn chi phí vận hành, chi phí bảo trì thấp, đồng thời thân thiện môi trường, trong quá trình vận hành không gây ra tiếng ồn và khói bụi.
Chi phí đầu tư tấm pin mặt trời áp mái tùy thuộc vào vị trí lắp đặt là mái ngói, sân thượng hay mái tôn và yêu cầu kỹ thuật công nghiệp trong thi công như: thang máng cáp, tủ điện điều khiển, cắt lọc sét, hệ thống bảo vệ, hệ thống đo đếm và giám sát từ xa… Chi phí đầu tư điện mặt trời bình quân khoảng từ 22 - 30 triệu đồng/1kWp. Nếu một hộ dân có nhu cầu sử dụng điện khoảng 500kWh/tháng (hơn 1 triệu đồng/tháng) thì cần đầu tư hệ thống pin năng lượng mặt trời khoảng 4kWp, trị giá khoảng 88 - 120 triệu đồng và diện tích trần phẳng tối thiểu là 32m².
* P.V: Với những ưu điểm như ông đã nói, làm sao để ngày càng có nhiều người dân và doanh nghiệp lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, thưa ông?
- Ông Trương Ðình Quốc: Ðể người dân biết lợi ích từ việc đầu tư điện mặt trời, công ty đã phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện tuyên truyền sử dụng điện mặt trời đến công chúng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẵn sàng tiếp nhận, hướng dẫn và giải đáp yêu cầu của khách hàng về lắp đặt điện mặt trời qua các kênh (điện thoại, Facebook, web, phòng giao dịch).
Thời gian tới, công ty sẽ phối hợp các ban, ngành địa phương (Sở Công thương, Ban chỉ đạo điều hành cung cấp điện…) và các tổ chức đoàn thể để quảng bá lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái song song với hoạt động tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm. Làm việc với khách hàng tiềm năng (có cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu kỹ thuật lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái như: cơ quan, trường học, bệnh viện, khách sạn, doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn, hộ gia đình) để cung cấp tài liệu tuyên truyền. Ðồng thời triển khai các hoạt động tuyên truyền khác với phương thức phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả lan tỏa nội dung tuyên truyền đến các đối tượng khác.
* P.V: Ðể thực hiện việc mua điện mặt trời từ người dân, hiện công tác chuẩn bị đã được công ty thực hiện như thế nào? Xin ông cho biết dự kiến thời gian mà Ðiện lực Ðồng Nai sẽ chính thức mua điện từ nguồn điện mặt trời của người dân?
- Ông Trương Ðình Quốc: Ngay từ tháng 4-2018, căn cứ văn bản 2155/EVN SPC-KD của Tổng công ty Ðiện lực miền Nam về hướng dẫn thực hiện tạm thời đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà, Ðiện lực Ðồng Nai đã có văn bản triển khai đến các điện lực trực thuộc. Trong đó, quy định các thủ tục cần có khi khách hàng đăng ký bán điện từ hệ thống điện mặt trời áp mái. Xây dựng lưu đồ tiếp nhận, giải quyết các trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu bán điện từ hệ thống điện mặt trời và yêu cầu các điện lực niêm yết tại các phòng giao dịch khách hàng, đồng thời công bố trên trang web của Công ty để người dân biết phối hợp với ngành Ðiện. Ðến nay, các điện lực trong công ty đã ký biên bản thỏa thuận tạm thời với 30 khách hàng có giấy đề nghị bán điện mặt trời áp mái với tổng công suất hòa lưới là 281.7 kWp.
* P.V: Ngoài các điểm lắp đặt điện mặt trời tại các hộ dân, Công ty có dự định triển khai lắp đặt các hệ thống này tại một số địa điểm công cộng hay không, thưa ông?
- Ông Trương Ðình Quốc: Như đã nói ở trên, ngoài chi phí, việc đầu tư hệ thống điện mắt trời cần phải có mặt bằng. Bên cạnh đó, việc đầu tư, triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời của công ty sẽ được thực hiện theo chỉ đạo thống nhất từ Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam, Tổng công ty Ðiện lực miền Nam. Trước mắt, công ty đang tổ chức đấu thầu để lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại công ty và các điện lực.
* P.V: Thưa ông, Ðồng Nai là tỉnh có nhiều khu công nghiệp vậy theo ông tỉnh nên có những giải pháp như thế nào để các khu công nghiệp, các cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, các trường học, bệnh viện,… lắp đặt hệ thống điện mặt trời nối lưới tại các tòa nhà của đơn vị?
- Ông Trương Ðình Quốc: Ðồng Nai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa tương phản nhau là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ trung bình năm từ 25 - 27 độ C; số giờ nắng trong năm 2.500 - 2.700 giờ; độ ẩm trung bình 80 - 82%; tổng xạ trung bình khoảng 5,1 kWh/m2/ngày. Như vậy, Ðồng Nai là khu vực có tiềm năng phát triển điện mặt trời. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có Quyết định số 11/2017QÐ-TTg về cơ chế khuyến khích các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, cùng với các ưu điểm mà chúng tôi đã nêu ở trên. Do đó, chúng tôi đề nghị các ban, ngành, tổ chức đoàn thể phối hợp với chúng tôi để tuyên truyền đến các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan hành chánh sự nghiệp có tiềm năng…đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời.
* P.V: Ông có thể cho biết giá thu mua điện mặt trời mà ngành Ðiện sẽ áp dụng khi mua điện của các hộ dân?
- Ông Trương Ðình Quốc: Ngày 12-9-2017 Bộ Công thương đã có quy định về giá mua điện mặt trời tại Thông tư 16/2017/TT-BCT là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Tuy nhiên, vấn đề thanh toán liên quan đến cơ sở pháp lý và tính thuế nên ngày 14-9-2018, Bộ Công thương đã có văn bản số 7410/BCT-ÐTÐL về việc chỉ đạo, hướng dẫn các nội dung liên quan đến đấu nối các hệ thống điện mặt trời trên mái nhà. Trong đó hướng dẫn: “Riêng việc thanh toán cho phần điện năng từ hệ thống điện mặt trời của khách hàng bán lên lưới điện thì tạm thời chưa thực hiện, chỉ ghi nhận số liệu để chờ hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến thanh toán và tính thuế”.
Do đó, hằng tháng, các điện lực thuộc Ðiện lực Ðồng Nai đều có “bảng xác nhận sản lượng điện năng giao, nhận trên công tơ đo đếm mua bán điện mặt trời lắp trên mái nhà” để chờ hoàn thiện cơ sở pháp lý. Ðiện lực Ðồng Nai sẽ thanh toán cho khách hàng ngay sau khi có văn bản hướng dẫn từ Tổng công ty Ðiện lực miền Nam.